Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là đủ và đúng theo quy định Pháp Luật là câu hỏi chiếm 80% số thư mà Hãng Luật Quốc tế Thành Công nhận được trong những ngày đầu năm mới. Để giải đáp chi tiết cho vấn đề này, mời các bạn theo dõi thông tin dưới đây. 

Để thành lập công ty cần vốn tối thiểu bao nhiêu?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định về số vốn tối thiểu khi đăng ký thành lập công ty trừ một số trường hợp thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Cụ thể bạn có thể xem xét và đối chiếu theo hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu công ty hoạt động thuộc ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì pháp luật sẽ không quy định về mức vốn tối thiểu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Song để tạo niềm tin cho đối tác, cũng như các vấn đề liên quan đến thuế có thể phát sinh sau khi công ty chính thực được thành lập và đi vào hoạt động, chúng ta nên có sự cân nhắc đối với số vốn tối thiểu khi thực hiện đăng ký kinh doanh.

Trường hợp thứ hai, đối với ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, khi thực hiện đăng ký thành lập công ty, thì số vốn tối thiểu khi đăng ký thành lập công ty phải bằng với mức vốn theo pháp luật quy định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2, Nghị định số 76/2015/NĐ quy định về mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì Công ty tài chính phải đảm bảo số vốn tối thiểu: 500 tỷ đồng và Công ty cho thuê tài chính phải đảm bảo số vốn tối thiểu là 150 tỷ đồng khi thành lập.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn

Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp ra sao?

Quy định về tài sản góp vốn điều lệ

Tài sản góp vốn bao gồm:

  • Việt Nam Đồng, các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi,
  • Vàng, các quyền tài sản, giấy tờ có giá, nhà xưởng, máy móc, các loại hình tài sản có thể định giá được bằng Việt Nam Đồng.

Các tài sản được cá nhân, tổ chức sử dụng làm tài sản góp vốn phải là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn.

Thời hạn góp vốn điều lệ

Đối với việc quy định góp vốn điều lệ khi thành lập công ty sẽ có hai trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, công ty được đăng ký thành lập là công ty TNHH (Gồm công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên), công ty cổ phần. Đối với trường hợp này, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên góp vốn của công ty TNHH, cổ đông của công ty cổ phần phải thực hiện việc góp vốn hoặc thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.

Trường hợp hai, công ty được đăng ký thành lập là công ty hợp danh, thời hạn góp vốn của các thành viên hợp danh được các bên tự thỏa thuận, pháp luật không quy định về thời hạn góp vốn đối với các thành viên hợp danh.

Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

Vốn điều lệ khi thành lập công ty

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản góp vốn đã được góp hoặc được cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh bởi các thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty do các thành viên góp vốn, chủ sở hữu công ty; hoặc là tổng mệnh giá các cổ phần được các cổ đông mua hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập công ty có ngành nghề đăng ký kinh doanh thuộc một số ngành nghề mà pháp luật quy định về mức vốn tối thiểu để đủ điều kiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo đó mức vốn tối thiểu này được gọi là vốn pháp định.

Vốn ký quỹ để làm làm thủ tục thành lập công ty

Đối với một số ngành nghề kinh doanh cần đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự, pháp luật đưa ra yêu cầu bắt buộc khi các cá nhân, tổ chức muốn đăng ký hoạt động kinh doanh thuộc các ngành nghề này phải thực hiện việc gửi một khoản tiền nhất định hoặc kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá có giá trị tương đương với khoản tiền nhất định vào một tài khoản phong tỏa ở một tổ chức ngân hàng. Theo đó, tổng giá trị tài sản bị phong tỏa tại tài khoản ở ngân hàng khi thực hiện thành lập công ty được gọi là vốn ký quỹ.

Vốn góp nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp

Vốn góp nước ngoài là tài sản của cá nhân có quốc tịch nước ngoài, hoặc là tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ khác ngoài Việt Nam tham gia góp vốn thành lập hoặc mua vốn góp trên lãnh thổ Việc Nam và do Việt Nam quản lý.

Các loại vốn thành lập công ty
Các loại vốn thành lập công ty

Một số câu hỏi thường gặp về các loại vốn khi thành lập công ty

Có cần chứng minh vốn khi thành lập công ty không?

Pháp luật không quy định các cá nhân, chức phải có nghĩa vụ chứng minh vốn khi thành lập công ty. Pháp luật chỉ quy định đối với trường quy định thời hạn thực hiện việc góp vốn vào công ty và trong thời hạn này, thành viên góp vốn có trách nhiệm thực hiện việc góp vốn vào công ty. Sau khi hết thời hạn trên, nếu xuất hiện tình trạng các thành viên góp vốn không đủ thì sẽ điều chỉnh về mức vốn thực tế đã góp.

Căn cứ vào đâu để xác định các loại vốn?

Để xác định được loại vốn góp của công ty là loại vốn gì có thể dựa trên các đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, thời hạn góp vốn, chủ thể góp vốn,… mà pháp luật quy định đối với từng loại vốn. Từ đó so sánh đối chiếu với loại vốn Luật định.

Ví dụ: Khi bạn định thành lập công ty tài chính có ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định về vốn tối thiểu, thì vốn này là vốn pháp định và bạn cần đảm bảo số vốn tối thiểu này.

Vốn có ảnh hưởng đến thuế môn bài hay không?

Mức thu lệ phí môn bài được căn cứ trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.

Với mỗi mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư khác nhau sẽ phải thực hiện việc đóng lệ phí môn bài khác nhau.

 

Trên đây là những chia sẻ của Luật sư về việc thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Nếu còn băn khoăn hay vướng mắc cần giải đáp xin hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được giải đáp.

Bài viết Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hãng Luật Quốc Tế Thành Công.



from Doanh nghiệp – Hãng Luật Quốc Tế Thành Công https://ift.tt/yQ1Vtph
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thành Lập Chi Nhánh Công Ty

Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản doanh nghiệp